Bình điện xe nâng là gì ?

1. Bình điện xe nâng (Bình ắc quy xe nâng điện) là gì ?

Bình điện xe nâng là một loại bình axit chì có chức năng tích điện dùng để cung cấp nguồn năng lượng cho xe nâng hàng họat động.

Bình điện axit chì này được cấu tạo từ các tấm chì dạng hở nằm trên môi trường axit sulfuric (có thể bổ sung dung dịch axit và nước cất từ bên ngoài vào).

Bình ắc quy xe nâng được ghép nối tiếp từ các hộc (cell) nhỏ khép kín mỗi hộc có điện áp 2V. Cầu nối giữa các hộc là một đoạn chì hoặc một dây đồng kết nối giữa các hộc lại với nhau. Dòng điện trong bình là dòng điện một chiều, trên mỗi hộc (cell) đều có kí hiệu âm (-) dương (+) để phân biệt.

Tùy theo mỗi loại xe nâng điện khác nhau sẽ có bình điện với điện áp tương ứng, tại thị trường Việt Nam phổ biến 05 loại điện áp bao gồm 24V, 36V, 48V, 72V, 80V.

Công suất của bình điện dùng cho xe nâng cũng đa dạng ví dụ như 201Ah, 250Ah, 280Ah, 400Ah, 560Ah, 700Ah,…

Một bình điện (bình ắc quy xe nâng) thường có ký hiệu riêng, dựa vào ký hiệu chúng ta sẽ biết được điện áp và công suất của bình điện.

Ví dụ:

1. Bình điện 24V – 280Ah: được tạo thành từ 12 hộc (2V), công suất mỗi hộc là 280Ah, thường được gọi ngắn gọn là bình điện có công suất 24V – 280Ah.

2. Bình điện 48V – 565Ah: được tạo thành từ 24 hộc (2V), công suất mỗi hộc là 565Ah, thường được gọi ngắn gọn là bình điện có công suất 48V – 565Ah.

2. Đặc điểm của bình điện xe nâng (ắc quy xe nâng)

–  Bình điện xe nâng hàng là loại bình hở có khả năng phóng xả sâu liên tục, trong quá trình sạc bình điện sẽ xảy ra hiện tượng bốc hơi. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra mức dung dịch trong bình điện, nếu mức dung dịch thấp hơn mức quy định thì phải châm thêm nước cất.

–  Bình điện xe nâng phải sạc lại điện khi dung lượng năng lượng trong bình còn lại khoảng 20%, không được để bình điện hết năng lượng trong bình mới sạc lại điện.

Tùy theo công suất của bình điện sẽ chọn loại máy sạc phù hợp để sạc điện cho bình điện. Thời gian sạc đầy bình điện khoảng 8 – 10 giờ, nếu chọn máy sạc nhanh thì thời gian khoảng 8 giờ đầy bình điện, nếu chọn máy sạc chậm thời gian khoảng 8.5 – 10 giờ đầy bình điện.

–  Bình điện cũng ảnh hưởng đến công suất và hiệu quả làm việc của xe nâng hàng rất nhiều. Nếu chọn bình có công suất nhỏ thì bình điện không thể cung cấp đủ năng lượng cho xe nâng hàng làm việc trong một khoảng thời gian cụ thể. Do đó phải lựa chọn bình điện có công suất phù hợp với xe nâng hàng và yêu cầu công việc.

   Bên cạnh đó sử dụng bình điện có công suất cao hơn trong phạm vi cho phép sẽ làm tăng đối trọng của xe và an toàn trong quá trình nâng hạ hàng hóa.

–  Tuổi thọ của bình điện được tính bằng số lần sạc, trung bình số lần sạc của bình điện là 1400 đến 1600 lần trong điều kiện tiêu chuẩn. Vượt qua số lần sạc này bình điện sẽ không tích điện và không sử dụng được nữa cần phải thay thế bình điện khác.

3. Những lưu ý khi chọn và sử dụng bình điện dùng cho xe nâng hàng

–  Dựa theo khuyến cáo của nhà cung cấp xe nâng điện và dựa vào điều kiện làm việc thực tế của đơn vị cần mua xe nâng để chọn loại bình điện có công suất phù hợp.

–  Vệ sinh bình điện bằng máy xịt hơi, sử dụng vải lau chùi bề mặt của các hộc bình sạch sẽ. Kiểm tra các thanh câu, dây câu giữa các hộc bình, bôi mỡ bò vào các vị trí bị axit hóa. Kiểm tra xem dây dẫn bình điện có bị rách vỏ bọc, có bị rò rỉ điện ra bên ngoài không. Kiểm tra xem vỏ bình điện có bị thủng, có bị chảy axit lên xe nâng hàng không.

–  Thường xuyên kiểm tra mức dung dịch trong bình điện, nếu mức dung dịch trong bình điện thấp hơn mức tiêu chuẩn phải châm thêm nước cất vào cho đủ. Tuyệt đối không được châm nhiều hơn mức quy định vì khi sạc dung dịch sẽ tràn ra bên ngoài.

–  Cần kiểm tra định kỳ nồng độ của dung dịch axit trong bình điện, nếu nồng độ dung dịch axit thấp hơn mức tiêu chuẩn phải châm thêm dung dịch axit để đảm bảo đủ nồng độ. Việc kiểm tra nồng độ axit này phải do nhân viên kỹ thuật có chuyên môn của chủ sở hữu xe nâng hoặc do kỹ thuật của nhà cung cấp dịch vụ xe nâng thực hiện.

–  Chỉ sạc bình điện khi dung lượng bình điện còn lại khoảng 20%, không được sạc khi dung lượng bình điện còn nhiều hơn mức 20% hoặc dung lượng trong bình bằng 0. Không được mở các nấp đậy các hộc bình điện trong suốt quá trình sạc vì trên các nấp đậy này đã có sẵn lỗ thoát khí.

– Khi nào bình điện được sạc đầy mới ngắt nguồn sạc và đưa bình điện vào sử dụng. Không được ngắt sạc và sử dụng bình điện khi sạc chưa đầy sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng của bình điện. Khi bình điện được sạc đầy máy sạc sẽ tự động ngắt nguồn sạc.

–  Bình điện sẽ bị nóng lên trong quá trình sạc, vì vậy sau khi sạc đầy bình điện trong vòng 30 đến 60 phút sau mới được sử dụng bình điện.

– Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bình điện dùng cho xe nâng hàng như LIPTTOP (Hitachi), GS, MIDAC, HAWKER, FAAM, CEIL (Chloride)…

Bình điện LIPTTOP (Hitachi), GS phù hợp cho các loại xe nâng điện có xuất xứ từ Nhật Bản.

Bình điện MIDAC, CEIL (Chloride) phù hợp cho các loại xe nâng điện có xuất xứ từ Châu Âu, Mỹ.

4. Tại sao bắt buộc phải sạc điện cho ắc quy xe nâng khi nguồn điện trong bình ắc quy còn khoảng 20% ?

Nếu xe nâng hàng đang hoạt động và bình ắc quy không còn điện chuyện gì sẽ xảy ra ?

– Câu trả lời là ngay lập tức mọi chức năng của xe nâng như di chuyển, nâng hạ, cảnh báo … sẽ không còn tác dụng nữa vì không có nguồn điện cung cấp để hệ thống điều khiển của xe hoạt động.  Lúc này xe nâng điện đang ở đâu thì đậu yên tại đó, thử đặt câu hỏi xe nâng điện đậu yên ở cửa ra vào kho hoặc xe nâng điện đậu ngoài sân không có mái che thì như thế nào ?

– Xe nâng điện đang di chuyển hàng hóa, di chuyển được một nửa quãng đường hết điện hàng hóa không đến nơi cần đến.

– Để nạp điện cho bình ắc quy phải di chuyển xe về phòng sạc ắc quy chứ không phải xe nằm ở đâu là sạc ở đó. Từ đó phát sinh nhiều nhân lực, thời gian và thậm chí cả chi phí để đưa xe nâng điện về nơi phòng sạc.

– Máy sạc bình điện hay máy nạp bình ắc quy điện hiện nay hầu như toàn bộ là máy sạc điện tử có bo mạch tự động ngắt khi đã nạp đầy điện. Tuy nhiên dòng máy sạc này đòi hỏi nguồn điện bên trong ắc quy cần nạp phải còn khoảng 20% mới kích nguồn sạc được. Nếu bình ắc quy không còn điện máy sạc sẽ không kích nguồn sạc và sẽ không nạp được điện vào ắc quy. Để nạp được điện vào được phải dùng một máy sạc cơ khác (không tự động ngắt khi nạp đầy điện) kích nguồn lên mới nạp được.

Vì vậy phải nạp hay sạc điện cho bình ắc quy xe nâng khi dung lượng điện của ắc quy còn khoảng 20% để tránh được sự lãng phí thời gian, chi phí và thậm chí là những rủi ro mất an toàn lao động.

5. Vì sao chúng ta không nên sạc điện khi dung lượng điện trong bình ắc quy xe nâng còn nhiều ?

Tuổi thọ của bình điện xe nâng được tính bằng số lần sạc, số lần sạc càng nhiều thì tuổi thọ và chất lượng của bình điện xe nâng hàng càng giảm nhanh.

Có nhiều thương hiệu bình ắc quy điện khác nhau nhưng tuổi thọ trung bình của bình ắc quy xe nâng điện khoảng 1400 – 1600 lần sạc.

Chúng tôi nhấn mạnh rằng chỉ nên sạc điện cho bình ắc quy khi dung lượng điện trong bình còn khoảng 20%.

Cũng nên lưu ý rằng tuổi thọ bình điện cũng còn bị ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân khác như: bình điện bị cạn dung dịch trong qua trình sử dụng, nồng độ axit cao, sử dụng máy nạp điện có công suất quá lớn.

6. Nên chọn bình điện xe nâng, bình ắc quy điện xe nâng thương hiệu gì ?

– Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu bình điện, mỗi thương hiệu bình điện sẽ có giá bán khác nhau dựa trên chất lượng và độ tin cậy của người mua đối với sản phẩm.

– Mỗi thương hiệu bình điện sẽ có dòng sản phẩm phù hợp với một số dòng xe nhất định.

Ví dụ bình điện Hawker, CEIL (Chloride), Hoppecke, Midac, Faam… phù hợp và tương thích với các dòng xe có xuất xứ từ Châu Âu như BT, Still, Linde

Bình điện Liftop, Rocket, Enternity, GS phù hợp với các dòng xe có xuất xứ từ Nhật Bản như Komatsu, Toyota, Sumitomo, Nissan, Shinko, Nichiyu,…

– Tùy theo ngân sách của mỗi đơn vị khác nhau nhưng theo kinh nghiệm thực tế của chúng tôi khách hàng nên lựa chọn bình điện Rocket, Lifttop, Enternity, Hawker để dùng cho chiếc xe nâng điện của mình. Bởi vì các thương hiệu bình nêu trên chất lượng ổn định, giá cả hợp lý và chính sách bảo hành tốt.

Tuy nhiên khách hàng mua ắc quy xe nâng điện cũng cần lưu ý là các chính sách giá cả, chính sách bảo hành, chế độ bảo hành của từng nhà cung cấp cũng khác nhau. Vì vậy Quý khách hàng cần cân nhắc kỹ trước khi chọn nhà cung cấp để mua bình điện xe nâng.

7. Việt Cường Forklift đơn vị cung cấp bình điện xe nâng chuyên nghiệp

– Có đội ngũ nhân viên tư vấn khách hàng rõ ràng bất cứ khi nào khách hàng cần tìm hiểu hoặc có nhu cầu mua sắm bình điện xe nâng.

– Cử nhân viên kỹ thuật đến tận kho, nhà máy của khách hàng để kiểm tra và khảo sát thực tế các điều kiện liên quan sử dụng xe nâng điện.

– Là đơn vị có kinh nghiệm nhiều năm trong việc bán bình ắc quy xe nâng điện.

– Có đầy đủ các dụng cụ, máy móc liên quan đến việc kiểm tra và xử lý các loại bình điện xe nâng điện.

– Là nhà phân phối của các thương hiệu bình điện như Rocket, Enternity, Lifttop, Hawker nên giá cả và các chính sách liên quan sau bán hàng luôn có lợi cho khách hàng.

– Chúng tôi áp dụng chính sách thu mua lại bình điện cũ và bán bình điện mới cho khách hàng.

– Bên cạnh đó chúng tôi cũng nhận kiểm tra, đánh giá, sửa chữa và phục hồi bình điện xe nâng theo yêu cầu.

Tại Bình Dương, nếu có yêu cầu hoặc cần tìm hiểu thông tin về bình điện (bình ắc quy xe nâng điện) dùng cho xe nâng hàng Quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH XE NÂNG VIỆT CƯỜNG

Địa chỉ:  Số 36/6M, Đường số 10, Khu phố Bình Minh 2, P. Dĩ An, Tp. Dĩ An

Kho hàng:  Số 856, Quốc lộ 1A, P. Linh Trung, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Địa thoại:  0961 578 945

Email:  thanhan.vcf@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *