Hướng dẫn sửa xe nâng điện

Sửa xe nâng điện là một công việc mà yếu tố để đạt được kết quả như mục tiêu đề ra đó là trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm.

Tuỳ theo mỗi cách hiểu khác nhau nhưng chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc sửa chữa xe nâng điện như dưới đây:

I. Trình độ kỹ thuật sửa chữa xe nâng điện

Hướng dẫn sửa xe nâng điện
Hướng dẫn sửa xe nâng điện

– Người kỹ thuật sửa chữa xe nâng điện làm theo công việc được phân công lâu dần rồi quen việc hay được đào tạo qua trường lớp chuyên môn rõ ràng.

Nếu người sửa xe nâng điện được phân công công việc sửa xe nâng điện lâu ngày quen việc thì cũng có thể sửa được xe nâng điện. Tuy nhiên việc sửa chữa chỉ ở mức cơ bản và giải quyết được một số vấn đề dựa trên kinh nghiệm có được qua việc tích luỹ kinh nghiệm sửa chữa hàng ngày. Khi xe nâng điện hư đến các phần bo mạch, điều khiển điện tử, điều khiển chức năng thuỷ lực, các nguyên lý hoạt động mang tính nâng cao sẽ không thể xử lý được.

– Người kỹ thuật được đào tạo qua trường lớp (trung cấp nghề, cao đẳng, đại học) tuỳ theo từng hệ đào tạo sẽ được học và đào tạo bài bản tất cả các thành phần và nội dung liên quan. Do đó có thể nói những nguwofi kỹ thuật được đào tạo bài bản nếu yêu nghề và cố gắng học hỏi sẽ trở thành những nhân viên kỹ thuật sửa chữa xe nâng điện ưu tú.

Vì vậy có thể nói trình độ rất quan trọng đối với việc sửa chữa xe nâng điện.

II. Kinh nghiệm sửa chữa xe nâng điện

Xe nâng điện chỉ sửa khi bị hư hỏng, do đó nếu người kỹ thuật có thâm niên trong nghề sẽ dễ dàng chẩn đoán bệnh cho xe nâng điện và đưa ra phương án sửa chữa nhanh nhất.

Đơn giản vì trong suốt quá trình sửa chữa xe nâng điện ít nhất một vài lần họ đã gặp như hư hỏng tương tự như thế.

Nếu người kỹ thuật chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ cần kiểm tra tổng thể tất cả các bộ phận liên quan để tìm ra bệnh của xe nâng, do đó sẽ mất rất nhiều thời gian để chẩn đoán ra bệnh cho xe và phương án sửa chữa xe nâng.

Qua đó có thể khẳng định răng bên cạnh trình độ thì kinh nghiệm sửa chữa xe nâng cũng rất quan trọng đối với người kỹ thuật sửa chữa xe nâng điện.

Xe nâng điện cũng như bao thiết bị khác cho dù là mới hay cũ sau một thời gian sử dụng cũng sẽ bị hư hỏng. Vậy khi xe nâng bị hư hỏng thì doanh nghiệp có kỹ thuật tự sửa chữa hay phải tìm nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa xe nâng điện ?

Xét cho cùng dù tự sửa chữa hay chọn phương án tìm đợn vị sửa chữa xe nâng bên ngoài thì chúng ta cần phải có những kiến thức cơ bản liên quan đến việc hư hỏng và sửa chữa xe nâng điện.

Một số hư hỏng thường gặp ở xe nâng điện cùng các hướng dẫn để bạn có thể tự kiểm tra và sửa chữa.

a. Kiểm tra hệ thống điện, kiểm tra pin và bộ sạc:

– Kiểm tra đèn báo, cầu chì, rơ le, bóng đèn và các thành phần khác của hệ thống điện, nếu có bộ phận nào bị hư hỏng thì cần phải sửa chữa hoặc thay thế.

– Kiểm tra pin có bị hỏng hoặc xả hết pin hay không ? Nếu pin bị hỏng bạn sẽ cần thay thế chúng.

– Kiểm tra bộ sạc pin có hoạt động đúng cách hay không ? Nếu bộ sạc pin không hoạt động đúng cách, bạn sẽ cần thay thế bộ sạc.

Nhân viên kỹ thuật kiểm tra bình điện xe nâng
Nhân viên kỹ thuật kiểm tra bình điện xe nâng
Giắc cắm sạc bình bị hư hỏng cần thay
Giắc cắm sạc bình bị hư hỏng cần thay

b. Kiểm tra bộ điều khiển:

Kiểm tra bộ điều khiển có hoạt động đúng cách hay không ? Nếu bộ điều khiển không hoạt động đúng cách, bạn sẽ cần thay thế bộ điều khiển.

c. Kiểm tra hệ thống lái và bánh xe:

– Kiểm tra hệ thống lái, phanh và các thành phần khác của hệ thống lái. Nếu có bất kỳ sự cố nào, bạn cần sửa chữa hoặc thay thế các thành phần hư hỏng.

– Kiểm tra bánh xe có bị hỏng hoặc mất khả năng xoay hay không ? Nếu bánh xe bị hỏng, bạn sẽ cần thay thế chúng.

– Kiểm tra độ bó cứng của bánh xe để đảm bảo chúng không bị giãn.

Kiểm tra hệ thống bánh xe
Kiểm tra hệ thống bánh xe

d. Kiểm tra hệ thống phanh:

Kiểm tra hệ thống phanh có hoạt động đúng cách hay không ?  Nếu hệ thống phanh không hoạt động đúng cách, bạn sẽ cần thay thế các bộ phận hệ thống phanh.

e. Kiểm tra hệ thống thuỷ lực

Kiểm tra dầu, bơm thủy lực, van, xilanh và bộ điều khiển. Nếu có bất kỳ sự cố nào, bạn cần sửa chữa hoặc thay thế các thành phần hư hỏng.

Kiểm tra xi lanh
Kiểm tra xi lanh

f. Kiểm tra hệ thống treo:

Kiểm tra các thanh đòn, đòn giằng, bánh xe và các thành phần khác của hệ thống treo. Nếu có bất kỳ sự cố nào, bạn cần sửa chữa hoặc thay thế các thành phần hư hỏng.

Kiểm tra dây xích xe nâng
Kiểm tra dây xích xe nâng

g. Bôi trơn và bảo dưỡng định kỳ thường xuyên

Đảm bảo bôi trơn và bảo dưỡng định kỳ đầy đủ cho các bộ phận của xe nâng điện để đảm bảo xe nâng điện luôn luôn trong tình trạng hoạt động tốt tránh các hư hỏng đáng tiếc xảy ra.

h. Xe nâng điện còn nhiều hư hỏng khác không được đề cặp ở bài viết này quý khách hàng có thể tự tìm hiểu hoặc liên hệ với chúng tôi.

Ngoài ra, nhân viên kỹ thuật cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng của nhà sản xuất để biết được các quy trình, yêu cầu và các lưu ý đặc biệt khi sửa chữa xe nâng điện.

Nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm hoặc không tự tin để sửa chữa xe nâng điện vui lòng liên hệ ngay với chúng đôi để được tư vấn và chia sẽ

XE NÂNG VIỆT CƯỜNG – CHUYÊN SỬA CHỮA XE NÂNG ĐIỆN

Điện thoại & zalo (24/7): 0961 578 945

Chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan trong thời gian sớm nhất để quý khách hàng lựa chọn phương án sửa chữa hiệu quả để nhanh chóng đưa xe vào phục vụ sản xuất kinh doanh.